Tuesday, January 22, 2013

Điều trị bong gân ( trật sơ mi)


Bong gân là trạng thái tổn thương ở dây chằng khớp, xảy ra do sự cử động quá mức, làm khớp xê dịch đột ngột trong khoảnh khắc rồi trở về vị trí. Bong gân hay còn gọi là trật sơ mi, dãn dây chằng, Dây chằng bị kéo dãn hoặc bị rách là vết thương sưng đỏ và đau buốt.  Bệnh nhân không bị sai khớp hay gãy xương. Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này và không tuân thủ đúng điều trị.


 Tổn thương thường xảy ra khi đi giày cao gót bị lật giày, hoặc ngã do chạy nhảy, lao động nặng, chơi thể thao, mang vác vật nặng, bước hụt,  tai nạn giao thông. Khi bị bong gân, bệnh nhân cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn biết đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật. Bong gân thường chia ra 3 độ:
- Độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.
- Độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.
- Độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.


Xác định mức độ chấn thương đúng để điều trị đúng
Cần dựa vào các biểu hiện qua thăm khám tại chỗ, nếu người bệnh chỉ thấy sưng đau, cảm giác mất vững khi vận động thì dây chằng bị giãn hoặc có đứt một phần nhưng nếu vừa sưng đau, mất vững và vừa bầm tím thì rất có thể dây chằng đã bị đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn. Nếu chỉ thấy sưng lên và có thể đi lại được thì vết thương nhẹ  chỉ ở cấp độ 1. Có thể điều trị tại nhà
Để khẳng định chắc chắn hơn, bệnh nhân cần được chụp X-quang, ngoài ra có thể phải làm siêu âm và chụp cộng hưởng từ.
Phải làm gì khi bị bong gân( trật sơ mi) ?      

Khi bị bong gân thì dừng vận động ngay lập tức .Chườm lạnh bằng các túi chườm hoặc bằng túi đá lên chỗ tổn thương, băng nhẹ chỗ khớp để giảm sưng tề to, giảm chảy máu và góp phần cố định khớp
Bất động khớp và chỗ bong gân nếu nạn nhân bong gân nặng, chở ngay các bệnh viện chuyên khoa để chữa trị kịp thời
Đối với tổn thương dây chằng thì biện pháp điều trị bảo tồn là chủ yếu. Quan trọng nhất là cần thực hiện bất động khớp bị tổn thương đủ thời gian để dây chằng phục hồi trở lại. Có thể bất động bằng dùng nẹp y tế, dùng băng chun ép nhưng tốt nhất là bất động bằng đắp bột mới đảm bảo được bất động tuyệt đối. Thời gian cần bất động thường là 4 tuần, với người cao tuổi thì thời gian có thể lâu hơn một chút. Sau đó người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng và sau 8 tuần có thể chơi thể thao bình thường. Tốt nhất nên bó bột
Nếu yếu cầu hoạt động thì có thể băng ép hoặc mua băng trật sơmi ở trung tâm thể thao để cố định chỗ bong gân
Những trường hợp tổn thương dây chằng nhưng do không tuân thủ đúng chỉ định điều trị sẽ dẫn đến xơ hoá dây chằng gây đau mạn tính và khó vận động sẽ phải phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng.

















Đa số người bệnh sai lầm khi bị bong gân( trật sơ mi) 
Quan niệm của người bệnh thường rất chủ quan khi bị bong gân, họ cho rằng tai nạn bong gân không quan trọng, họ chỉ đến bệnh viện khi có kết hợp với gãy xương, vì thế dẫn đến hàng loạt sai lầm do tự điều trị. Người dân thường dùng mật gấu, rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ như các loại thuốc dạng gel lạnh hay salonpas lạnh.
Các chất có tính nóng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.
Do chủ quan với bệnh nên hầu hết người bệnh đều cố gắng vận động mà không tuân thủ yêu cầu phải cố định, điều này có thể dẫn đến đau dây chằng mạn tính, có dùng thuốc cũng không điều trị dứt điểm được. Điều này các bạn nên chú ý. Khi bị bong gân thì tốt nhất nên bó bột trong vòng 1 tháng để cố định nếu không sẽ rất lâu khỏi và có thể dẫn tới mãn tính.
Sử dụng các thuốc điều trị bong gân( trật sơ mi)  như thế nào?
Ngoài việc dùng băng chun ép, đắp bột để bất động, người bệnh cần dùng các thuốc sau:
Thuốc giảm đau, dòng pharatamol
Thuốc giảm phù nề, viêm như alphachoay.
Thuốc tan máu bầm
Trong một số trường hợp tổn thương dây chằng lớn có thâm tím do đứt nhiều thì phải dùng kết hợp thuốc kháng sinh để phòng nhiễm khuẩnhttp://www.cand.com.vn/Images/reddot.gif
Kết hợp với ăn uốn đầy đủ chất dinh dưỡng và nên uống vitamin C, calci max để quá trình phục hồi nhanh hơn
Theo  các bác sĩ có kinh nghiệm:
Ngoài các phương pháp trên có thể áp dụng  một số phương thuôc nhân gian nhưng tốt nhất nên bó bột và hạn chế vận động.
Các phương thuốc nhân gian điều trị bong gân( trật sơ mi) :   
            
Cây đại tướng quân ( hay còn gọi là cây lá náng) rất hiệu quả khi chữa bong gân. Lá đại tướng quân đập nát, đem xào trên than lửa, để ấm và đắp lên chân, ngày 1 lần

Ngoài ra lá đại tướng quân có thể đâp nát hơ nóng và lấy hơi ấm áp vào chỗ bong gân, khi lá nguội thì hơ nóng và lặp lại như thế  tu 30- 40 phút Có thể kết hợp lá đại tướng quân với  một số lá:
+ Hành củ + đại tướng quân  + Muối đem giã nát, cho vào ít rượu sau đó đem xào, Đắp vào vết thương khi còn ấm
+Đại tướng quân + la ngải cứu+ rượu hoặc dấm thanh + muối đem giã nát và xào nóng. Đắp vào vết thương
Chú ý để ấm rồi đắp vào chỗ bong gân, Nếu nguội thì thuốc ít tác dụng. Nếu nóng thì gây bỏng da, có thể nhiễm trùng
Ngoài ra có 1 số phương thuốc khác:
- Lá ngải cứu khô 40 g (hoặc tươi 100 g), tẩm rượu hoặc giấm thanh, bó vào nơi tổn thương; hoặc đem xào cho nóng lên để còn hơi âm ấm, bó vào nơi tổn thương. Ngày 1 lần.
- Lá tầm gửi 100 g, lá gấc 30 g, gạch non một ít, giã nát, trộn chung, đắp vào vùng tổn thương. Ngày thay một lần.

- Nghệ+ chanh+ muối trộn đều và đắp vào chỗ bong gân
- Hành đập giã nát + muối đắp vào chỗ bong gân
Pha mật gấu với rượu trắng nhạt, trong uống ngoài xoa; có tác dụng tiêu sưng nề, tan máu tụ, giảm đau nhanh.
-  Làm nóng trái me (có thể đem nướng hay hấp trái me), sau đó lấy cùi trái me đem đắp lên vùng bị bong gân hay sưng phồng. Cách làm này sẽ giúp bạn giảm nhẹ cơn đau và nhanh chóng bình phục.
 - Cây lá náng( đại tướng quân) , quả đu đủ non, vỏ cây gạo lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, bó vào khớp đau.
- Hành 2-3 củ, đậu phụ 60 g, giã nát rồi đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày làm 1 lần.
-  Hành củ, gừng già và cỏ gấu lượng bằng nhau, giã nát rồi trộn với bột mỳ và rượu trắng, đắp vào chỗ đau.
-  Lá bưởi tươi rửa sạch, giã nát, trộn với ít rượu trắng đắp vào chỗ đau, mỗi ngày 1-2 lần.
Thuốc uống trong
Bài 1: lá quýt hôi tươi 40g (còn gọi là tầm xoọng) giã nát, hòa với một bát nước sôi để nguội, gạn lấy nước, mỗi lần 100ml. Cách 1 ngày uống 1 lần, giảm sưng đau thì thôi.
Bài 2: nhựa cây si 1 chén (100ml), rượu trắng 100ml, hai thứ hòa lẫn, lắc đều, chia uống 3 lần trong ngày. Nếu không lấy được nhựa si thì dùng lá si tươi 100g giã nát, sắc kỹ lấy nước uống. Uống liền vài ngày, khi hết đau thì thôi.
Trên đây là những bài thuốc rất hữu ích tham khảo cho những trường hợp bong gân nhẹ. Còn đối với những trường hợp bong gân nặng, không được tự ý chữa trị mà phải đến ngay các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và điều trị kịp thời.



3 comments:

  1. bài viết của bạn khá là bổ ích!
    Bảo Trân – Maketting Online
    -------------------------------------------------------------------
    • Xem chi tiết về Bảng giá chụp ảnh sự kiện
    • Hoặc Bang gia chup anh su kien

    ReplyDelete
  2. Vừa rồi xem cúp C1 mải vào kèo ca cuoc bong da quá loay hoay thế nào rơi cái búa vào chân sưng tướng lên bong gân luôn ((:.Giờ đọc được bài viết này thấy hay quá 1000 like cho bạn

    ReplyDelete