Friday, February 1, 2013

Ở PHÍA BÊN KIA TẤM ÁO CHOÀNG TRẮNG

Là một người trẻ năng động, đang ngồi trên ghế một ngôi trường đại học thuộc loại uy tín bậc nhất, chắc hẳn bạn đang tự hỏi ngày hôm nay tôi sẽ mang điều gì đến để bàn luận với các bạn..

Hình ảnh: Ở PHÍA BÊN KIA TẤM ÁO CHOÀNG TRẮNG
Một cái nhìn thực tế về ngành Y

(Được dịch từ bài viết "Beyond the white coat" của Asst. Prof, Dept. of Nephrology, CMC Hospital, Vellore và thay đổi một chút văn phong để phù hợp hơn với Tiếng Việt)

Là một người trẻ năng động, đang ngồi trên ghế một ngôi trường đại học thuộc loại uy tín bậc nhất, chắc hẳn bạn đang tự hỏi ngày hôm nay tôi sẽ mang điều gì đến để bàn luận với các bạn..

Bạn có phải là một người biết quan tâm?

Bạn có phải là một người giỏi lắng nghe?

Bạn có thể đặt đôi chân của mình vào trong chiếc giày người khác, và thông cảm với họ? Bạn có thể mang sự đồng cảm đó ngày theo ngày, chứ không phải chỉ bộc phát một vài hôm?

Nếu câu trả lời là không, tôi sẽ đề nghị bạn nên suy nghĩ lại quyết định tiếp tục đọc bài viết này.

Có thể, bạn là một sinh viên giỏi, bức phá trong các kỳ thi và luôn đứng trong top đầu. Thế nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi, liệu ngành nghề này có phù hợp với cá tính và sở thích của bạn?

Hãy để tôi bắt đầu bằng việc phân tích một số lầm tưởng mà chúng ta hay gặp phải.


Lầm tưởng 1: Tất cả những gì tôi cần để trở thành một bác sĩ giỏi là bằng cấp - thật nhiều bằng cấp.

Bạn cần phải có năng lực trong lĩnh vực chuyên môn, và bằng cấp cũng là một phương tiện để đánh giá điều đó. Tuy nhiên, tất cả các bằng cấp trên thế giới không thể dạy cho bạn làm thế nào để các bệnh nhân muốn quay trở lại với bạn, một lần nữa và một lần nữa. Và điều này phụ thuộc vào con người của bạn. Công việc của bạn liên quan mật thiết đến những người bệnh. Một số có thể điều trị được, một số thì không - họ rơi vào bóng tối nơi Y học không thể với tới được - những người không có đủ kinh phí để tiếp tục điều trị, hoặc mắc bệnh nan y, hoặc muốn bạn điều trị theo cách bạn không mong muốn. Liệu bạn sẽ làm gì? Hét, tranh cãi, mắng mỏ?

Thật sự lúc đó, tất cả những gì chúng ta có thể làm được chỉ là lắng nghe - hãy lắng nghe những vấn đề đó, nắm lấy tay của bệnh nhân, và giải thích cho họ tất cả những lựa chọn mà họ sẽ gặp phải.

Vì vậy, nếu bạn đang tham vọng trở thành bác sĩ, hãy vun trồng sự quan tâm của bạn đến những người xung quanh. Mở thật to đôi mắt, lắng tai nghe thật nhiều, dành thời gian với trẻ em và người già, hiểu rõ môi trường bạn đang sống. Một bác sĩ tốt luôn bắt đầu từ thực tế, họ biết cách đối xử với tất cả - người giàu, người nghèo, người mù chữ, một cô điếm hạng 3, một bà già khó tính nhiều thành kiến, một thiếu niên khó hòa hợp...

Trong một thế giới mà thành công được đo bằng cái văn phòng của bạn lớn như thế nào, bạn có bao nhiêu tiền trong túi, kỳ nghỉ lần trước của bạn ở đâu.. thì điều này nghe có vẻ quá ngây thơ và lý tưởng hóa. Thế nhưng cứ tưởng tượng bạn là một bệnh nhân, bạn muốn một bác sĩ có thể trả lời hết mọi câu hỏi, nhưng không có thời gian cho bạn - hay một bác sĩ biết lắng nghe, giải thích nguyên nhân và cách điều trị giúp bạn, và không liếc nhìn vào đồng hồ trên chiếc Iphone đặt trên bàn 30 giây một lần.


Lầm tưởng 2: Cha mẹ tôi là những bác sĩ giỏi và thành công, nên tôi cũng sẽ như vậy.

Nếu bạn hỏi một loạt các tân sinh viên Y Khoa tại sao họ chọn ngành Y, một số khá sẽ nói rằng họ đã làm như vậy bởi vì cha mẹ của họ là bác sĩ hoặc muốn họ trở thành bác sĩ. Có thể có một bệnh viện hoặc phòng khám dự kiến sẽ dành cho họ khi tốt nghiệp, và đối với nhiều người, đây là một nước bài chắc chắn.

Bạn mang theo genes của cha mẹ bạn, không có nghĩa là bạn sẽ giỏi đúng với lĩnh vực của họ. Cho dù cha mẹ có thành công đến đâu, bạn cũng sẽ phải làm việc thật chăm chỉ để đạt được thành công của bạn. Và nếu bạn thiếu tư chất hay đam mê nghề nghiệp, bạn có thể trở thành một người không hạnh phúc, công việc làm qua loa, dẫn đến nguy cơ rất lớn đối với mạng sống bệnh nhân của bạn.


Lầm tưởng 3: Bác sĩ đảm bảo cho tôi một số dư lớn trong tài khoản ngân hàng.

Một số người theo ngành Y suy nghĩ đây là một ngành nghề dễ kiếm sống, nhưng thật ra không phải như vậy. Ngành Y không giống với bất cứ ngành nghề nào khác - đây là một nghề mà chỉ cần sai một bước thôi đều ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng bệnh nhân và tai tiếng của bạn. Nếu bạn có cả chuyên môn và tâm huyết, tiền sẽ tự động theo đuổi bạn. Nhưng nếu bạn theo đuổi tiền, và đó là mục đích duy nhất trong đầu của bạn, bạn sẽ đặt lợi ích của bệnh nhân vào nơi thật thấp bé, và đó là lúc sai lầm xảy ra.


Lầm tưởng 4: Một khi tôi trở thành một bác sĩ, tôi có thể không cần học nữa.

Mười năm trước ở Việt Nam, đứng trên bác sĩ chắc chỉ có Chúa, họ phán sao thì nghe vậy. Hôm nay, hầu hết các bệnh nhân đều đã có kiến thức về căn bệnh của mình, họ có thể tìm các triệu chứng trên Internet, liên hệ với các bác sĩ - bệnh viện họ mong muốn. Không quan trọng bạn có bao nhiêu bằng cấp, bạn đã thực tập bao nhiêu lâu, bạn không bao giờ được dừng lại việc học của mình.


Lầm tưởng 5: Một khi tôi trở thành một bác sĩ, tôi có thể có một cuộc sống sung sướng.

Tai nạn, bệnh tật xảy ra và chúng không quan tâm việc hôm nay ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ. Bệnh nhân sẽ gặp bạn ngay trên đường và yêu cầu bạn phải làm gì đó với một cơn nhức đầu dai dẳng của họ. Nếu bạn là một bác sĩ phẫu thuật và đang cố gắng tận hưởng đêm giao thừa yên tĩnh, sẽ luôn có một người say rượu đâm xe vào cột điện, và một cuộc gọi khẩn cấp từ bệnh viện làm bạn bỏ lỡ cuộc vui.


Nhưng vượt qua tất cả những điều trên, nếu bạn yêu thích công việc của bạn, như hầu hết các bác sĩ, chắc chắn sẽ khó có nghề nào cao quý bằng nghề Y. Vị trí của bạn trong xã hội, sự tôn trọng và biết ơn từ các bệnh nhân, là thứ mà của cải không bao giờ mua được.

(YDS.UMP)


Bạn có phải là một người biết quan tâm?

Bạn có phải là một người giỏi lắng nghe?

Bạn có thể đặt đôi chân của mình vào trong chiếc giày người khác, và thông cảm với họ? Bạn có thể mang sự đồng cảm đó ngày theo ngày, chứ không phải chỉ bộc phát một vài hôm?

Nếu câu trả lời là không, tôi sẽ đề nghị bạn nên suy nghĩ lại quyết định tiếp tục đọc bài viết này.

Có thể, bạn là một sinh viên giỏi, bức phá trong các kỳ thi và luôn đứng trong top đầu. Thế nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi, liệu ngành nghề này có phù hợp với cá tính và sở thích của bạn?

Hãy để tôi bắt đầu bằng việc phân tích một số lầm tưởng mà chúng ta hay gặp phải.


Lầm tưởng 1: Tất cả những gì tôi cần để trở thành một bác sĩ giỏi là bằng cấp - thật nhiều bằng cấp.

Bạn cần phải có năng lực trong lĩnh vực chuyên môn, và bằng cấp cũng là một phương tiện để đánh giá điều đó. Tuy nhiên, tất cả các bằng cấp trên thế giới không thể dạy cho bạn làm thế nào để các bệnh nhân muốn quay trở lại với bạn, một lần nữa và một lần nữa. Và điều này phụ thuộc vào con người của bạn. Công việc của bạn liên quan mật thiết đến những người bệnh. Một số có thể điều trị được, một số thì không - họ rơi vào bóng tối nơi Y học không thể với tới được - những người không có đủ kinh phí để tiếp tục điều trị, hoặc mắc bệnh nan y, hoặc muốn bạn điều trị theo cách bạn không mong muốn. Liệu bạn sẽ làm gì? Hét, tranh cãi, mắng mỏ?

Thật sự lúc đó, tất cả những gì chúng ta có thể làm được chỉ là lắng nghe - hãy lắng nghe những vấn đề đó, nắm lấy tay của bệnh nhân, và giải thích cho họ tất cả những lựa chọn mà họ sẽ gặp phải.

Vì vậy, nếu bạn đang tham vọng trở thành bác sĩ, hãy vun trồng sự quan tâm của bạn đến những người xung quanh. Mở thật to đôi mắt, lắng tai nghe thật nhiều, dành thời gian với trẻ em và người già, hiểu rõ môi trường bạn đang sống. Một bác sĩ tốt luôn bắt đầu từ thực tế, họ biết cách đối xử với tất cả - người giàu, người nghèo, người mù chữ, một cô điếm hạng 3, một bà già khó tính nhiều thành kiến, một thiếu niên khó hòa hợp...

Trong một thế giới mà thành công được đo bằng cái văn phòng của bạn lớn như thế nào, bạn có bao nhiêu tiền trong túi, kỳ nghỉ lần trước của bạn ở đâu.. thì điều này nghe có vẻ quá ngây thơ và lý tưởng hóa. Thế nhưng cứ tưởng tượng bạn là một bệnh nhân, bạn muốn một bác sĩ có thể trả lời hết mọi câu hỏi, nhưng không có thời gian cho bạn - hay một bác sĩ biết lắng nghe, giải thích nguyên nhân và cách điều trị giúp bạn, và không liếc nhìn vào đồng hồ trên chiếc Iphone đặt trên bàn 30 giây một lần.


Lầm tưởng 2: Cha mẹ tôi là những bác sĩ giỏi và thành công, nên tôi cũng sẽ như vậy.

Nếu bạn hỏi một loạt các tân sinh viên Y Khoa tại sao họ chọn ngành Y, một số khá sẽ nói rằng họ đã làm như vậy bởi vì cha mẹ của họ là bác sĩ hoặc muốn họ trở thành bác sĩ. Có thể có một bệnh viện hoặc phòng khám dự kiến sẽ dành cho họ khi tốt nghiệp, và đối với nhiều người, đây là một nước bài chắc chắn.

Bạn mang theo genes của cha mẹ bạn, không có nghĩa là bạn sẽ giỏi đúng với lĩnh vực của họ. Cho dù cha mẹ có thành công đến đâu, bạn cũng sẽ phải làm việc thật chăm chỉ để đạt được thành công của bạn. Và nếu bạn thiếu tư chất hay đam mê nghề nghiệp, bạn có thể trở thành một người không hạnh phúc, công việc làm qua loa, dẫn đến nguy cơ rất lớn đối với mạng sống bệnh nhân của bạn.


Lầm tưởng 3: Bác sĩ đảm bảo cho tôi một số dư lớn trong tài khoản ngân hàng.

Một số người theo ngành Y suy nghĩ đây là một ngành nghề dễ kiếm sống, nhưng thật ra không phải như vậy. Ngành Y không giống với bất cứ ngành nghề nào khác - đây là một nghề mà chỉ cần sai một bước thôi đều ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng bệnh nhân và tai tiếng của bạn. Nếu bạn có cả chuyên môn và tâm huyết, tiền sẽ tự động theo đuổi bạn. Nhưng nếu bạn theo đuổi tiền, và đó là mục đích duy nhất trong đầu của bạn, bạn sẽ đặt lợi ích của bệnh nhân vào nơi thật thấp bé, và đó là lúc sai lầm xảy ra.


Lầm tưởng 4: Một khi tôi trở thành một bác sĩ, tôi có thể không cần học nữa.

Mười năm trước ở Việt Nam, đứng trên bác sĩ chắc chỉ có Chúa, họ phán sao thì nghe vậy. Hôm nay, hầu hết các bệnh nhân đều đã có kiến thức về căn bệnh của mình, họ có thể tìm các triệu chứng trên Internet, liên hệ với các bác sĩ - bệnh viện họ mong muốn. Không quan trọng bạn có bao nhiêu bằng cấp, bạn đã thực tập bao nhiêu lâu, bạn không bao giờ được dừng lại việc học của mình.


Lầm tưởng 5: Một khi tôi trở thành một bác sĩ, tôi có thể có một cuộc sống sung sướng.

Tai nạn, bệnh tật xảy ra và chúng không quan tâm việc hôm nay ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ. Bệnh nhân sẽ gặp bạn ngay trên đường và yêu cầu bạn phải làm gì đó với một cơn nhức đầu dai dẳng của họ. Nếu bạn là một bác sĩ phẫu thuật và đang cố gắng tận hưởng đêm giao thừa yên tĩnh, sẽ luôn có một người say rượu đâm xe vào cột điện, và một cuộc gọi khẩn cấp từ bệnh viện làm bạn bỏ lỡ cuộc vui.


Nhưng vượt qua tất cả những điều trên, nếu bạn yêu thích công việc của bạn, như hầu hết các bác sĩ, chắc chắn sẽ khó có nghề nào cao quý bằng nghề Y. Vị trí của bạn trong xã hội, sự tôn trọng và biết ơn từ các bệnh nhân, là thứ mà của cải không bao giờ mua được.

Nguồn : FB Đại học y dược 

Câu chuyện tại một phòng cấp cứu

Tại phòng cấp cứu, trong 1 đêm trực.

"...Thai em có làm sao ko bác sĩ, em đau bụng bác sĩ ơi..."

"Mời chị nằm lên cho bác sĩ khám... Tôi khám nhẹ tay, không đau, chị đừng gồng bụng lại sẽ càng cảm thấy khó chịu hơn đó."

Hình ảnh: Chuyện..


Tại phòng cấp cứu, trong 1 đêm trực.

"...Thai em có làm sao ko bác sĩ, em đau bụng bác sĩ ơi..."

"Mời chị nằm lên cho bác sĩ khám... Tôi khám nhẹ tay, không đau, chị đừng gồng bụng lại sẽ càng cảm thấy khó chịu hơn đó."

"Đây, chị nhìn xem, không còn ra huyết nữa, chỉ còn dây dính 1 tí thôi..."

"Cái chính là siêu âm hiện tại chỉ có bóc tách túi thai 10%, kèm theo cảm giác trằn bụng, và hiện giờ không ra huyết nữa, tôi nghĩ chị bị động thai, có 2 khả năng có thể xảy ra."

"Khả năng thứ nhất là thai chị đang dọa sẩy, còn khả năng thứ hai thì đơn giản chỉ là những phản ứng sinh lý của nội mạc tử cung khi đang mang thai mà hầu như ai cũng có, nội mạc tử cung phải dày lên dưới tác động của nội tiết để giúp cho thai làm tổ được tốt, mà vì sự dày lên quá mức, nên đôi lúc nó bong ra, chảy máu chút ít, do đó thường là máu cũ tích tụ nhiều mới chảy ra ngoài, hoàn toàn không phải do thai muốn bị sẩy ra ngoài mà chảy máu."

"Cá nhân tôi thấy tình trạng của chị ở khả năng thứ 2 nhiều hơn."

"Tôi hy vọng chị giữ được thai này, nên tôi sẽ cho chị thuốc để dưỡng thai, cần nhất là chị phải nghỉ ngơi, theo dõi, nếu còn ra huyết nhiều, ra huyết đỏ tươi, máu cục, hoặc thấy có khối gì đó giống cái túi lọt ra ngoài, kèm theo là đau bụng càng lúc càng nhiều thì có khả năng là sẩy thai rồi, thì chị vào đây khám nhé, hoặc nếu thấy máu không chảy nhiều mà cứ rỉ rả sậm đen thì cũng quay lại khám, nhiều khi đó là thai nó không phát triển nữa..."

"Vận động nhiều thì không nên, tuy nhiên sinh hoạt bình thường như đi vệ sinh thì vẫn được, không cần thiết nằm liệt 1 chỗ đâu, nhớ là không quan hệ với ông xã nữa nhé..."

"Nếu mà vận động nhẹ nhàng mà vẫn sẩy thai thì chắc chắn là do khối thai chứ không phải bản thân của sự vận động đi, nếu theo lời chị nói thì không lẽ phụ nữ mang thai nên trồng cây chuối hết cho thai khỏi rớt ra ngoài hay sao?"

"Cái nguyên nhân thường gặp sẩy thai vào đầu thai kì thường là do bất thường nhiễm sắc thể 80% trường hợp, tức là vật liệu tạo nên khối thai bị hư, thường là theo chọn lọc tự nhiên, cái gì hư xấu thì tự động bị đào thải, thai nhi cũng vậy, giả dụ nó bất thường di truyền mà lớn lên thì sẽ tạo thành đa dị tật, còn buồn hơn, đúng không?"

"Chấn thương hay quan hệ làm sẩy thai chỉ chiếm khoảng 5% nguy cơ sẩy thai thôi, vậy chị yên tâm về nghỉ ngơi nhé?"

"Chị không lấy giấy nghỉ theo chế độ à, tôi đã kí rồi đây?"


3 ngày sau,...

BN quay lại.

Sẩy thai trọn.

Hò hét giữa phòng cấp cứu "Kêu thằng BS D... ra đây!"

"Nó khám bệnh ấn vào bụng con tôi làm con tôi bị sẩy thai!"

"Nó coi siêu âm xong thấy túi thai bị bóc tách còn không chịu dặn dò con tôi nằm nghỉ, để nó vận động chi rồi giờ sẩy thai vậy?"

"Nó bảo đây là máu cũ thôi, không sao đâu, giờ có sao ai chịu trách nhiệm?"

"Nó biết con tôi có dấu hiệu dọa sẩy tại sao không cho con tôi nhập viện, bác sĩ thật tắc trách, mất đạo đức nghề nghiệp, còn đâu là y đức?"

"Tôi nói cho mà biết, tôi là vợ của ông ABC... đó nhé, tôi sẽ kiện cho đến cùng, ít nhất là nó cũng phải xin lỗi đền bù cho tổn thất của gia đình chúng tôi!"

...Toa thuốc trên tay BN còn ghi rõ thuốc dưỡng thai, ở dưới là hàng chữ "Nhớ nghỉ ngơi."


Cần 1 lực như thế nào để đẩy 1 khối thai đang bám chắc trong lòng tử cung sẩy ra ngoài?

Cần chổng ngược BN lên bao lâu mới giữ được 1 khối thai do bản chất suy yếu đang muốn sẩy ra ngoài?

BS khám bệnh không thể chỉ hỏi bệnh và nhìn thì đủ chẩn đoán được bệnh, BS không phải Tôn Ngộ Không bắt mạch bằng sợi dây,...

...BS phải khám bụng BN mới biết tình trạng BN có cần cấp cứu không?

BS chưa bao giờ nói "Không sao đâu, không bị sẩy thai đâu, yên tâm.."

BS không thể cho nhập viện 100% theo yêu cầu của BN như vậy, kiến thức 8 năm của BS đủ để quyết đoán cần hay không cần nhập viện, vì nếu vậy BV nào chứa nổi? Và nếu vào BV rồi vẫn sẩy thai thì chắc BV đó sẽ bị chửi tập thể?

BS đã giải thích rồi, giờ còn giờ thì bắt buộc phải xin lỗi "Vì dám bảo không sao đâu, vì dám không giải thích và không dặn dò nghỉ ngơi, vì dám không hỏi ý kiến xem BN có muốn nhập viện không?"

BS phải gánh dùm cái nỗi đau của người khác, mà vì nỗi đau quá lớn đó nên mún biến nó thành 1 nỗi đắng cay thiệt thòi để mà quăng cho BS phải chịu trách nhiệm?

BS đã bị suy đồi mất đạo đức nghề nghiệp hay vì BN không còn lương tâm suy nghĩ những điều trên?

(Kudo Duy)
"Đây, chị nhìn xem, không còn ra huyết nữa, chỉ còn dây dính 1 tí thôi..."

"Cái chính là siêu âm hiện tại chỉ có bóc tách túi thai 10%, kèm theo cảm giác trằn bụng, và hiện giờ không ra huyết nữa, tôi nghĩ chị bị động thai, có 2 khả năng có thể xảy ra."

"Khả năng thứ nhất là thai chị đang dọa sẩy, còn khả năng thứ hai thì đơn giản chỉ là những phản ứng sinh lý của nội mạc tử cung khi đang mang thai mà hầu như ai cũng có, nội mạc tử cung phải dày lên dưới tác động của nội tiết để giúp cho thai làm tổ được tốt, mà vì sự dày lên quá mức, nên đôi lúc nó bong ra, chảy máu chút ít, do đó thường là máu cũ tích tụ nhiều mới chảy ra ngoài, hoàn toàn không phải do thai muốn bị sẩy ra ngoài mà chảy máu."

"Cá nhân tôi thấy tình trạng của chị ở khả năng thứ 2 nhiều hơn."

"Tôi hy vọng chị giữ được thai này, nên tôi sẽ cho chị thuốc để dưỡng thai, cần nhất là chị phải nghỉ ngơi, theo dõi, nếu còn ra huyết nhiều, ra huyết đỏ tươi, máu cục, hoặc thấy có khối gì đó giống cái túi lọt ra ngoài, kèm theo là đau bụng càng lúc càng nhiều thì có khả năng là sẩy thai rồi, thì chị vào đây khám nhé, hoặc nếu thấy máu không chảy nhiều mà cứ rỉ rả sậm đen thì cũng quay lại khám, nhiều khi đó là thai nó không phát triển nữa..."

"Vận động nhiều thì không nên, tuy nhiên sinh hoạt bình thường như đi vệ sinh thì vẫn được, không cần thiết nằm liệt 1 chỗ đâu, nhớ là không quan hệ với ông xã nữa nhé..."

"Nếu mà vận động nhẹ nhàng mà vẫn sẩy thai thì chắc chắn là do khối thai chứ không phải bản thân của sự vận động đi, nếu theo lời chị nói thì không lẽ phụ nữ mang thai nên trồng cây chuối hết cho thai khỏi rớt ra ngoài hay sao?"

"Cái nguyên nhân thường gặp sẩy thai vào đầu thai kì thường là do bất thường nhiễm sắc thể 80% trường hợp, tức là vật liệu tạo nên khối thai bị hư, thường là theo chọn lọc tự nhiên, cái gì hư xấu thì tự động bị đào thải, thai nhi cũng vậy, giả dụ nó bất thường di truyền mà lớn lên thì sẽ tạo thành đa dị tật, còn buồn hơn, đúng không?"

"Chấn thương hay quan hệ làm sẩy thai chỉ chiếm khoảng 5% nguy cơ sẩy thai thôi, vậy chị yên tâm về nghỉ ngơi nhé?"

"Chị không lấy giấy nghỉ theo chế độ à, tôi đã kí rồi đây?"


3 ngày sau,...

BN quay lại.

Sẩy thai trọn.

Hò hét giữa phòng cấp cứu "Kêu thằng BS D... ra đây!"

"Nó khám bệnh ấn vào bụng con tôi làm con tôi bị sẩy thai!"

"Nó coi siêu âm xong thấy túi thai bị bóc tách còn không chịu dặn dò con tôi nằm nghỉ, để nó vận động chi rồi giờ sẩy thai vậy?"

"Nó bảo đây là máu cũ thôi, không sao đâu, giờ có sao ai chịu trách nhiệm?"

"Nó biết con tôi có dấu hiệu dọa sẩy tại sao không cho con tôi nhập viện, bác sĩ thật tắc trách, mất đạo đức nghề nghiệp, còn đâu là y đức?"

"Tôi nói cho mà biết, tôi là vợ của ông ABC... đó nhé, tôi sẽ kiện cho đến cùng, ít nhất là nó cũng phải xin lỗi đền bù cho tổn thất của gia đình chúng tôi!"

...Toa thuốc trên tay BN còn ghi rõ thuốc dưỡng thai, ở dưới là hàng chữ "Nhớ nghỉ ngơi."


Cần 1 lực như thế nào để đẩy 1 khối thai đang bám chắc trong lòng tử cung sẩy ra ngoài?

Cần chổng ngược BN lên bao lâu mới giữ được 1 khối thai do bản chất suy yếu đang muốn sẩy ra ngoài?

BS khám bệnh không thể chỉ hỏi bệnh và nhìn thì đủ chẩn đoán được bệnh, BS không phải Tôn Ngộ Không bắt mạch bằng sợi dây,...

...BS phải khám bụng BN mới biết tình trạng BN có cần cấp cứu không?

BS chưa bao giờ nói "Không sao đâu, không bị sẩy thai đâu, yên tâm.."

BS không thể cho nhập viện 100% theo yêu cầu của BN như vậy, kiến thức 8 năm của BS đủ để quyết đoán cần hay không cần nhập viện, vì nếu vậy BV nào chứa nổi? Và nếu vào BV rồi vẫn sẩy thai thì chắc BV đó sẽ bị chửi tập thể?

BS đã giải thích rồi, giờ còn giờ thì bắt buộc phải xin lỗi "Vì dám bảo không sao đâu, vì dám không giải thích và không dặn dò nghỉ ngơi, vì dám không hỏi ý kiến xem BN có muốn nhập viện không?"

BS phải gánh dùm cái nỗi đau của người khác, mà vì nỗi đau quá lớn đó nên mún biến nó thành 1 nỗi đắng cay thiệt thòi để mà quăng cho BS phải chịu trách nhiệm?

BS đã bị suy đồi mất đạo đức nghề nghiệp hay vì BN không còn lương tâm suy nghĩ những điều trên?

Khỏi bệnh ung thư nhờ HIV ( Chuyện thật như đùa)

Virút HIV - thủ phạm gây nên căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS - nay thành cứu tinh cho nhiều trường hợp mắc chứng bạch cầu ác tính.

Hình ảnh: Khỏi bệnh ung thư nhờ HIV

TT - Virút HIV - thủ phạm gây nên căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS - nay thành cứu tinh cho nhiều trường hợp mắc chứng bạch cầu ác tính.

Không may bị ung thư máu từ năm 4 tuổi, cô bé Emily Whitehead (bang Pennsylvania, Mỹ - ảnh) đối mặt với nguy cơ tử vong khi các phương pháp dùng thuốc hay hóa trị đều không thành công. Bố mẹ em đã đánh liều cho con mình thử cách điều trị mới của các bác sĩ ở Bệnh viện nhi Philadelphia: cấy HIV vào tế bào miễn dịch để tiêu diệt những tế bào ung thư.

Virút HIV sử dụng đã được bất hoạt và làm giảm độc lực để không gây ra bệnh AIDS. Các bác sĩ cấy gen lập trình diệt tế bào ung thư lên HIV bất hoạt. Sau đó, HIV mang gen lập trình lại được cấy vào tế bào miễn dịch của Emily. Nhờ sự xâm nhập và nhân lên nhanh chóng của HIV, gen lập trình đã dễ dàng phân tán vào các tế bào sau mỗi lần phân bào. Như được tiêm văcxin, các tế bào của Emily được lập trình đã tiêu diệt mọi tế bào ung thư mà chúng phát hiện được.

Sau tám tháng điều trị, các xét nghiệm đều cho thấy không còn bất kỳ tế bào ung thư nào tồn tại trong cơ thể Emily, bệnh tình của em thuyên giảm rõ rệt. Các bác sĩ cho biết sẽ theo dõi thêm một thời gian để chắc chắn Emily khỏi bệnh. Nếu so với phương pháp ghép tủy, liệu pháp dùng HIV làm trung gian cấy gen rẻ hơn nhiều. Thành công này đang làm nức lòng giới y học thế giới, mở ra con đường điều trị cho những bệnh nhân ung thư máu.

ANH DUY

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/524647/Khoi-benh-ung-thu-nho-HIV.html
------------------------------------------

Không may bị ung thư máu từ năm 4 tuổi, cô bé Emily Whitehead (bang Pennsylvania, Mỹ - ảnh) đối mặt với nguy cơ tử vong khi các phương pháp dùng thuốc hay hóa trị đều không thành công. Bố mẹ em đã đánh liều cho con mình thử cách điều trị mới của các bác sĩ ở Bệnh viện nhi Philadelphia: cấy HIV vào tế bào miễn dịch để tiêu diệt những tế bào ung thư.

Virút HIV sử dụng đã được bất hoạt và làm giảm độc lực để không gây ra bệnh AIDS. Các bác sĩ cấy gen lập trình diệt tế bào ung thư lên HIV bất hoạt. Sau đó, HIV mang gen lập trình lại được cấy vào tế bào miễn dịch của Emily. Nhờ sự xâm nhập và nhân lên nhanh chóng của HIV, gen lập trình đã dễ dàng phân tán vào các tế bào sau mỗi lần phân bào. Như được tiêm văcxin, các tế bào của Emily được lập trình đã tiêu diệt mọi tế bào ung thư mà chúng phát hiện được.

Sau tám tháng điều trị, các xét nghiệm đều cho thấy không còn bất kỳ tế bào ung thư nào tồn tại trong cơ thể Emily, bệnh tình của em thuyên giảm rõ rệt. Các bác sĩ cho biết sẽ theo dõi thêm một thời gian để chắc chắn Emily khỏi bệnh. Nếu so với phương pháp ghép tủy, liệu pháp dùng HIV làm trung gian cấy gen rẻ hơn nhiều. Thành công này đang làm nức lòng giới y học thế giới, mở ra con đường điều trị cho những bệnh nhân ung thư máu.




Nguồn : Tuổi trẻ

Lễ tri ân "Những người đã hiến xác cho y học"

Xuất phát từ phương Tây khoảng đầu thế kỷ XVI, lễ tri ân "Những người đã hiến xác cho y học" - gọi là "lễ Macchabée" - là buổi lễ không thể thiếu của tất cả những sinh viên Y khoa khi bước vào năm thứ nhất. Lễ Macchabée để kỷ niệm cho những người đã hiến xác cho y khoa.

 Macchabée là tên của một bác sĩ người Pháp: Judas Macchabée, đã cùng những đồng nghiệp và học trò phải lén lút đào mộ, lấy cắp tử thi mới đem chôn, hoặc rình mò đưa những xác chết vô thừa nhận ngoài đường về rồi bí mật giấu trong những hầm rượu để mổ xẻ. Macchabée gọi đó là "những người thầy im lặng".

Để tưởng nhớ "những người thầy im lặng", bác sĩ Macchabée đặt ra một buổi lễ, lấy ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng 12 hàng năm làm ngày tổ chức, vì theo Thiên Chúa giáo thì Chúa Jesus chết vào ngày thứ Sáu. Vẫn theo tài liệu, lễ được tiến hành rất bí mật và người tham dự phải là những sinh viên tuyệt đối trung thành với các thầy bởi lẽ nếu lộ ra, thì Tòa án tôn giáo sẽ đưa cả thầy lẫn trò lên giàn hỏa thiêu!

Sau này, khi các định kiến tôn giáo chấm dứt, thì chữ Macchabée trở thành tên gọi cho lễ tri ân những người hiến xác cho y học, và theo từ điển ngành Y, Macchabée còn có nghĩa là "tử thi".

Macchabée là một hình tượng văn hóa độc đáo, phổ biến ở các nước phương Tây, thể hiện tính đa dạng trong nghi lễ, hội hè, âm nhạc và nghệ thuật tạo hình. Lễ hội mang tính nhân bản sâu sắc, thể hiện sự thương tiếc và chúc phúc của những người sống cho những người đã khuất, qua đó gửi gấm khát vọng hạnh phúc và bình đẳng đến tất cả mọi người.

Tại Đại học Y khoa Sài Gòn - Đại học Y khoa Huế trước ngày giải phóng, năm nào sinh viên năm thứ nhất cũng tổ chức lễ Macchabée. Không có những cuộc lễ tri ân cho những người cống hiến thân xác mình vì khoa học như trước.

Đến năm 1990, cố Giáo sư Nguyễn Quang Quyền đã vận động để khôi phục lại lễ tưởng niệm này nhằm tri ân những người đã hiến xác cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo y khoa. Giáo sư 
Nguyễn Quang Quyền là tác giả của cuốn Giải Phẩu Học và nhiều tác phẩm nổi tiếng khác.Đã có một số người gặp Giáo sư Quyền, tỏ ý muốn hiến thân thể mình sau khi chết cho y học. Đến nay, Đại học Y Dược TP. HCM đã nhận trên 17.000 lá đơn xin hiến xác, và cũng đã tiếp nhận hơn 500 thi hài để phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu y học, Nhưng việc hiến xác cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Sự sống quá mỏng manh ngắn ngủi. Chúng ta nào đã làm được gì cao cả hơn những thân xác dâng hiến kia? Xin một phút cúi đầu cảm tạ, dù muộn màng nhưng có lẽ sẽ không bao giờ trễ, vì những thân xác âm thầm cống hiến kia sẽ không còn màng đến thời gian nữa.

Bảng đo thị lực kiểu mới.

Hình ảnh: Bảng đo thị lực kiểu mới.
            
                           Bảng đo thị lực kiểu mới.